BIẾN TẦN
Một nhà máy sản xuất, thường có rất nhiều các thiết bị điện sử dụng động cơ như quạt hút gió, máy bơm, động cơ kéo công suất lớn.
Tùy theo từng gian đoạn mà nhu cầu sử dụng công suất các thiết bị mỗi lúc một khác nhau
Vậy làm sao để điều khiển chúng một cách dễ dàng và an toàn, phương pháp dùng biến tần là hiệu quả hơn cả
Còn hàng
Chúng ta đã nghe rất nhiều về biến tần (Inventer) ứng dụng nhiều trong công nghiệp điều khiển tốc độ động cơ rất linh hoạt và dễ dàng hơn, việc này đặc biệt quan trọng đối với những motor công suất lớn khi mà trước kia cần những hệ thống cực kỳ phức tạp và tốn kém. Bài viết này, chúng mình cùng tìm hiểu kỹ hơn về nguyên lý và cấu tạo của máy biến tần công nghiệp
Nguyên lý và cấu tạo máy biến tần
Ảnh trên chúng ta nhìn thấy là một ví dụ về máy biến tần mà chúng ta hay thường gặp ở các tủ điện điều khiển động cơ, với mục đích điều khiển tốc độ, đảo chiều, hay kết nối với bộ điều khiển lập trình như PLC, HMI thì chúng ta luôn nghĩ đến biến tần là cầu nối trung gian giữ các thiết bị, và hệ thống chúng lại với nhau.
Nguyên lý điều khiển của máy biến tần
Inventer là thiết bị biến đổi dòng điện xoay chiều AC từ tần số này sang tần số khác một cách linh hoạt. Nhìn hình trên chúng ta hiểu, đầu tiên điện xoay chiều một hay ba pha được cấp vào biến tần qua bộ lọc chỉnh lưu thành điện DC bởi một bộ mạch điện tử phức tạp.
Điện áp một chiều này được biến đổi nghịch lưu thành điện áp xoay chiều ba pha đối xứng. Nhờ thế mà hệ số công suất cos phi của hệ biến tần không phụ thuộc vào tải và có giá trị rất cao 0.96.
Các công đoạn này được biểu thị đơn giản bởi hình bên dưới, xong thực thế nó gồm rất nhiều các phần tử điện IGBT ( transistor lưỡng cực cổng cách ly ). Ngày nay với sự phát triển của vi mạch điện tử, và công nghệ bán dẫn làm cho việc chỉnh lưu và nghịch lưu êm ái và mượt mà hơn, tần số chuyển mạch xung cao hơn nhằm giảm tiếng ồn cho động cơ.
Hệ thống điện áp xoay chiều ở đầu ra cung cấp cho động cơ có thể thay đổi linh hoạt các giá trị biên độ và tần số trong dải cho phép tùy theo từng bộ điều khiển.
Tại sao cần biến tần để điều khiển động cơ
Thực tế là, trong các nhà máy, phân xưởng sử dụng rất nhiều động cơ, máy bơm, và quạt phục vụ trong quá trình sản xuất của công ty. Và các tải này cần phải thay đổi tốc độ liên tục để đảm bảo phù hợp với tiến độ công việc
Trong qua trình sản xuất sản phẩm, lưu lượng của các thiết bị này luôn cần thay đổi để phù hợp với tình hình sản xuất của doanh nghiệp. Đối với động cơ không đồng bộ xoay chiều ba pha công suất lớn, việc điều khiển cực kỳ phức tạp nếu không có sự hỗ trợ của Inventer.
Qua phép biến đổi, ta biết rằng tốc độ của động cơ thay đổi bằng việc chúng ta điều chỉnh tần số điện. Những năm trước đây việc điểu chỉnh tần số điện công nghiệp với tải công suất lớn cực kỳ khó khăn, chúng ta chỉ có cách là thay đổi tỷ số truyền, hay dùng van tiết lưu, hoặc đóng cắt on -off.
Việc điều chỉnh trên tuy có đem lại hiệu quả về mặt kỹ thuật nhưng thực tế vẫn không giảm được lượng điện năng tiêu thụ, lượng tiêu hao lãng phí rất lớn.
Những lưu ý khi sử dụng biến tần
- Đầu tiên người kỹ sư thiết kế hệ thống phải căn cứ vào đặc tính của từng tải điều khiển mà lựa chọn bộ biến bám sát với công suất của chúng, tránh lãng phí, theo cách đó bạn chỉ phải trả một khoản chi phí thấp mà vẫn đảm bảo được độ ổn định khi vận hành
- Cân đối về chi phí với nhu cầu thực tế, vì nếu không cần điều chỉnh tốc độ, hay đảo chiều ta có nhiều cách khác như dùng khởi động sao tam giác, hay khởi động mềm, giá thành giảm hơn rất nhiều
- Với những người mới vào nghề, chưa có kinh nghiệm, phải tham khảo tính toán công suất từ những nguồn tài liệu khác, những người đi trước. Đọc kỹ hướng dẫn đặc tính của sản phẩm
- Những lưu ý về phần lắp đặt, an toàn cho con người được đặt lên hàng đầu.
Mọi chi tiết quý khách hàng xin vui lòng gọi điện đến số điện thoại 0982.803.528 để được tư vấn.
Văn phòng đại diện : 22 Tạ Quang Bửu – Hai Bà Trưng- Tp Hà Nội